BẠO LỰC TÂM TRÍ GÂY TỔN THƯƠNG VÔ HÌNH
“Nếu có một tấm gương để soi tâm trí…” Liệu chúng có còn đẹp đẽ như vẻ bên ngoài?
“Sao con hư quá, có tin mẹ đem bỏ con không?”
“Nhìn con người ta kìa, giỏi như thế, sao con dốt quá vậy?
“Đồ ăn hại, chỉ biết ăn với phá thôi, không được tích sự gì.”
Nếu chỉ có đòn roi mới có thể gây nên tổn thương lên trẻ thì đã không có những đứa trẻ mang trong mình những tổn thương sâu sắc như thế…
Tâm hồn đứa trẻ như một trang giấy trắng. Nếu bạn tô vẽ nên những điều tốt đẹp, tâm hồn đó sẽ là một mảnh vườn đầy hoa cỏ xanh tươi. Nhưng nếu cứ phải nhận những điều xấu xí, trang giấy đó sẽ đầy những nét vẽ lộn xộn, u ám.
Trẻ lớn lên với tâm hồn không lành lặn, chịu nhiều tổn thương, liệu có thể dùng tình yêu trọn vẹn để đối xử với tất cả mọi người xung quanh? Tâm lý chống đối, những hành vi bạn cho là sai trái thật ra cũng bắt nguồn từ những nỗi lòng không thể nói ra. Trẻ cần sự yêu thương, thấu hiểu, nhưng bố mẹ, những người thân thiết nhất lại luôn gieo vào đầu trẻ những suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Người lớn chúng ta còn cảm thấy nặng nề đến mức trầm cảm vì những lời nói sát thương, chỉ trích, thì tại sao lại làm điều đó với những đứa trẻ? Cả những lời trách móc nhẹ cũng đủ khiến trẻ cảm thấy lo sợ, tội lỗi.
Bố mẹ hay nói là la mắng thì mới tốt cho con, mới giúp con nên người. Nhưng dạy bảo khác với chỉ trích, so sánh bố mẹ à. Điều bạn nghĩ là tốt cho con chưa hẳn đã tốt. Những kỳ vọng đôi khi là con dao hai lưỡi, có thể sẽ khiến con bạn bị chìm trong những nỗi sợ hãi mà không thể thoát ra. Rồi cuộc đời đứa trẻ sẽ ra sao?
Những vết thương trên tay, chân có thể sẽ lành lại. Nhưng những ám ảnh trong tâm trí, tổn thương trong trái tim có thể vĩnh viễn sẽ không bao giờ chữa lành.
“Những đứa trẻ có trải nghiệm tuổi thơ tổn thương (bị doạ, bị mắng, bị hiểu lầm, bị so sánh, bị cấm thể hiện cảm xúc, bị áp đặt, bị phủ nhận, bị mỉa mai, bị đòi hỏi mong cầu, bị bỏ lơ..) 30 năm sau vẫn sẽ là những con người tâm trí lực yếu kém (bốc đồng, nóng tính, khổ sở, trầm cảm…) mà cứ tưởng những yếu kém đó là bản tính không thể sửa được, rồi thế hệ tiếp theo lại tiếp tục là nạn nhân của sự thiếu năng lực đó.
Kể cả những bố mẹ nghĩ mình không/ ít đánh mắng con là không bạo lực là tốt rồi. Một câu nói nhẹ nhàng như “ăn giỏi đi rồi mẹ thương”, “học giỏi đi rồi mẹ thương” “con làm vậy mẹ rất buồn”, “con có biết con làm vậy mẹ thất vọng lắm không” là bạo lực tâm trí với một đứa trẻ… Khi bố mẹ không học cách truyền đạt đúng về tình yêu thương, dùng “bạo hành cảm xúc”, đứa cũng sẽ nhận những tổn thương từ bạo lực tâm trí, nếu có một cái gương soi được tâm trí như thế này… họ sẽ giật mình.
PHÚC LỘC CỦA CON TRONG TAY BỐ MẸ!” – Cô Lê Nhất Phương Hồng
Hotline: 0868.599.139