GIÁO DỤC MẦM NON: HỌC MÀ CHƠI – CHƠI MÀ HỌC
Giáo dục là ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển của một quốc gia. Để có một vị tướng tài, một người làm kinh tế giỏi hay một nhà chính trị gia xuất chúng thì đều phải trải qua giáo dục. Mỗi con người sẽ học tập ngay từ lúc mới được sinh ra: học ăn, học nói, học gói, học mở, học chuẩn mực đạo đức và kiến thức kỹ năng… Vì vậy việc phát triển giáo dục luôn là vấn đề đưa lên hàng đầu của một quốc gia phát triển. Làm thế nào để việc học trở nên hiệu quả, để học sinh cảm thấy hứng thú và xem học như là một sở thích? Không phải là nhồi nhét kiến thức, không phải là khối lượng bài tập khổng lồ, cũng không phải ép buộc đi học thêm thật nhiều… Học sinh ngoài việc học còn phải có thời gian chơi, tham gia các hoạt động mới có thể phát triển toàn diện.
Trước hết chúng ta xem xét chơi là gì?
“Chơi một loạt các hoạt động tự do, có động cơ thúc đẩy để thư giãn, giải trí và tìm niềm vui. Chơi hay vui chơi là hoạt động thường thấy ở trẻ em nói riêng và người lớn ở tất cả mọi độ tuổi nói chung.” Ở những loài động vật dù hung dữ nhất như sư tử thì chúng ta cũng hay thấy những hình ảnh chúng chơi với nhau, vật lộn với nhau… Nhu cầu được chơi, giải trí là nhu cầu có ở cá nhân bất cứ con người nào, và sẽ có những hình thức và hoạt động vui chơi giải trí khác nhau phù hợp với từng độ tuổi mỗi người. Ở trẻ em, vui chơi không chỉ là nhu cầu, đó là “quyền được chơi” của trẻ, nó có vai trò rất quan trọng trong việc học tập và phát triển của trẻ.
Học truyền thống và “học mà chơi”
Đối với cách học truyền thống, học là ngồi vào bàn, mở sách ra học tập hoặc ngồi nghe thầy cô truyền đạt kiến thức cho chúng ta, không có việc vừa chơi vừa học vì “làm nhiều việc cùng một lúc sẽ không hiệu quả” và chơi còn là hoạt động gây sao nhãng cho việc học. Cách học truyền thống kéo dài như vậy sẽ khiến trẻ cảm thấy chán nản mất đi niềm vui trong học tập vì học “áp lực quá”, dần dần con có thể cảm thấy chán nản. Không những thế, học truyền thống thường chỉ áp dụng với lối giáo dục “truyền đạt”, không phải giáo dục theo hướng giúp trẻ tự mình khám phá ra được kiến thức. Theo kiểu này, trẻ thường không nhớ lâu được những gì đã học, và thậm chí không hiểu được những gì đã học một cách thấu đáo. Cách học này không phải là giá trị mà giáo dục đích thực hướng đến.
Còn đối với những phương pháp hiện đại, các nhà giáo dục luôn tìm cách nghiên cứu, kết hợp và áp dụng những nhu cầu của con người, của trẻ em vào trong việc học để tạo hứng thú, động lực và đạt được kết quả tốt nhất. Đặc biệt là nhu cầu được vui chơi, giải trí. Trò chơi sẽ mang yếu tố tạo một nhiệm vụ cho người chơi là người được chọn sẽ hoàn thành nhiệm vụ “có ý nghĩa” đó. Không những thế trong quá trình chơi, con sẽ trải qua cuộc hành trình tìm tòi, khám phá và biết được mình đã tiến bộ và đến cuối cùng sẽ có được thành quả nào đó. Tất nhiên, trong suốt cuộc hành trình ấy, con được thỏa sức sáng tạo, trao đổi và nhận những phản hồi từ bạn bè, thầy cô, ba mẹ… Một yếu tố nữa trong trò chơi đó chính là khơi gợi tính tò mò, con sẽ tò mò bước tiếp theo chúng ta sẽ làm gì, nhiệm vụ tới sẽ ra sao, chúng ta sẽ được tìm hiểu những điều gì mới lạ từ thế giới xung quanh???
Chơi thế nào cho phù hợp với mục tiêu học tập?
Trong quá trình chơi, con sẽ tự tạo ra hoặc được đặt vào trong các vấn đề, các tình huống hằng ngày. Từ đó con có thể học được rất nhiều các kiến thức, kỹ năng nhất định trong cuộc sống. Tuy nhiên không phải tất cả trò chơi đều mang lại hiệu quả tốt, để chơi đem lại kết quả phù hợp với mục tiêu đạt được điều gì đó thì đòi hỏi chúng ta cần sắp xếp và tạo môi trường cho trẻ. Cụ thể chúng ta thiết kế những trò chơi theo mối quan tâm, sở thích để kích thích sự hứng thú của trẻ.
Chơi phù hợp với mục tiêu học tập
Bên cạnh đó, những kiến thức về thế giới xung quanh, các kỹ năng xã hội cần thiết được lồng ghép một cách tinh tế vào trò chơi để con có thể tự mình khám phá ra những quy luật trong cuộc sống. Ví dụ một tiết học với chủ đề về khoa học, thay vì giáo viên đứng giảng về “con ếch”, thì sẽ tạo ra một background về môi trường sống của ếch và cho học sinh tự khám phá và kiểm chứng kiến thức với giáo viên phụ trách đi theo. Từ đó không những kích thích khả năng khám phá của trẻ, giúp nhớ kiến thức lâu hơn mà còn cung cấp những kiến thức thực tế, sát với thực tiễn nhất. Hay một số tiết học về kỹ năng mềm, các bé sẽ chính là người hóa thân vào nhân vật, đặt mình trong các tình huống và tìm ra hướng giải quyết. Đương nhiên bên cạnh sẽ có sự hướng dẫn của giáo viên.
Tại Sunshine Village, con học mọi lúc mọi nơi. Và trong sinh hoạt hằng ngày của con tại trường, luôn có những trò chơi được thiết kế, lồng ghép bài học hiện hữu. Con có thể chơi ở sảnh chung, chơi với đồ chơi trong lớp, chơi khi đi dã ngoại, chơi các trò chơi do các cô thiết kế ra… Và thông qua những trò chơi đó, con hoc được rất rất nhiều những điều hấp dẫn diệu kỳ về thế giới xung quanh. Chúng ta đừng tước đi quyền chơi của trẻ, hãy để chúng được chơi, được học hỏi và khám phá thế giới tươi đẹp này.
Hotline: 0868.599.139