Nỗi sợ mang tên dậy thì sớm
Bố mẹ ơi, mải mê lo toan giữa dòng đời mưu sinh kia chắc bận lắm, xin vì con em mình hãy nán lại một vài phút đọc kỹ bài này nhé, rất cần thiết với tất cả các bố mẹ nuôi con nhỏ, đừng để ”mất bò mới lo làm chuồng”.
Bé gái 8 tuổi, ngày ngày chơi đùa, chạy nhảy, học bán trú ở trường, nay nửa buổi phải có Bà hoặc Mẹ đến đón về để thay BVS trong sự ngơ ngác của bé “vì sao lại phải thế? Vì sao con cứ bị chảy máu hoài vậy?”.
Bé gái 10 tuổi, khóc rấm rứt hoài vì “con đau ngực quá” và hoảng hốt khi thấy lông bắt đầu xuất hiện ở một số vùng nhạy cảm.
Bé trai 10 tuổi, lạ lẫm trước những hiện tượng về cơ thể mình, lo lắng và tò mò, hoảng sợ và lén lút tìm hiểu..
…
Đó chỉ là một vài trong vô số những câu chuyện con dậy thì sớm mà dạo này mình được nghe và đọc, tưởng như đâu đó xa xôi lắm, ai ngờ ngay chính những người thân cận bên mình. Nghe buồn lại càng buồn, lo lại càng lo.
Nhiều người vẫn mường tượng mơ hồ về chuyện dậy thì sớm của trẻ, nghĩ có gì mà cứ phải lo lắng thái quá, nói nhiều thái quá như thế? Nhưng hãy hình dung đi, trong khi đáng lẽ ở cái tuổi vô lo vô nghĩ, chạy nhảy chơi đùa thì con của bạn phải rón rén, cẩn thận vì đã có kinh nguyệt, đã bị đau ngực và đã biết e thẹn mỗi khi va chạm vô tình với bạn khác giới.
Đáng lẽ con bạn thảnh thơi cả ngày không phải lo lắng, thì giờ đây chốc chốc 3-4 tiếng lại phải vào toilet để “kiểm tra băng đã đầy chưa để thay kẻo tràn”.
Đáng lẽ con bạn có thể cao hơn, khỏe mạnh hơn thì lại bị hoocmon sinh dục kích thích làm khóa đầu xương lại, không thể cao hơn được nữa. Đáng lẽ, ở độ tuổi tầm 25-30 tuổi về sau này, tưởng là độ tuổi con bạn sinh sản tốt nhất, ai ngờ vì dậy thì sớm nên độ tuổi đó con bạn đã bắt đầu lão hóa kiểu như những người 40 tuổi bây giờ- và sinh ra thế hệ cháu chắt của bạn với thể trạng còn kém hơn.
Và điều đau xót hơn cả, khi con của bạn dậy thì với khuôn mặt non tơ và tâm hồn quá giản đơn, những kẻ bệnh hoạn hoàn toàn dễ dàng xâm hại mà con bạn không biết cách tự bảo vệ mình. Vậy, rốt cục bạn được gì? Con bạn được gì?
Nhớ ngày trước, mình và những bạn bè cùng lứa, mãi 15-17 tuổi mới dậy thì, vậy mà vẫn hoảng sợ và lo lắng, tưởng mình sắp chết đến nơi. Vẫn lúng túng, lóng ngóng với những phụ kiện áo lá, áo ngực, BVS các kiểu, vẫn đầy bạn có thai sớm vì không biết bảo vệ mình. Vậy bây giờ những em bé nhỏ xíu kia, đã biết gì để mà chăm sóc bản thân và bảo vệ mình?
Cũng đừng tưởng bé trai thì không ảnh hưởng gì. Vì ngoài chuyện chiều cao, sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể, chuyện dậy thì ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và tâm lý của con thì việc dậy thì sớm gây ra nhiều bệnh cho bé trai, trong đó vì chất lượng tinh trùng giảm nên dễ gây ra vô sinh.
Chưa kể, khi con dậy thì sớm, con chưa hiểu biết và điều khiển được bản thân mình, sẽ dễ gây ra những hậu quả khôn lường. Vậy sau này lỡ không có cháu bế, hoặc có cháu bế khi con đang còn đi học, bạn có ân hận vì mình mà con mình như thế không?
Mình dùng từ “bạn ân hận” bởi vì chuyện con dậy thì sớm, đa phần nguyên nhân là do chính bạn – chính chúng ta, những bậc làm cha mẹ đang ngày ngày đầu độc và làm tổn hại chính con của mình mà vẫn mụ mị không thức tỉnh.
NGUYÊN NHÂN:
1. Thứ nhất là do chuyện uống sữa, nhất là những loại sữa nhái, sữa đểu.
2. Thứ hai, chính là chuyện chúng ta hình thành một chuẩn chiều cao, cân nặng cho con một cách sai lầm. Hỏi thăm nhau, bao giờ cũng là “con nặng được bao nhiêu? Con cao được bao nhiêu?”, chứ chẳng mấy ai hỏi bữa nay con có khỏe không? biết làm những gì rồi.
Và chính cái tâm lý sợ con mình còi cọc, thấp bé so với các bạn cùng trang lứa làm biết bao nhiêu gia đình khổ sở: Ông Bà cố gắng chăm cho cháu mũm mĩm, Mẹ sợ bị chê không biết nuôi con nên cố sức ép con ăn, Ba cố gắng cho con uống sữa đúng giờ, dụ khị con bằng mọi cách.
Cuối cùng cả nhà đều là nạn nhân, mà nạn nhân khốn khổ nhất là đứa con bé bỏng, lúc không muốn ăn thì bị nhồi nhét, đe dọa ăn muốn ói ra nửa miệng cũng sợ quá nuốt vội trở vào, đến khi dạ dày quen với cữ ăn nhiều thì bị cấm đoán giảm bớt khẩu phần, lúc nào cũng thòm thèm, lén lút ăn.
Thế rồi, từ chính chuyện ăn nhiều quá, uống sữa nhiều quá, áp lực phải ăn uống cho cao lớn ấy làm cho con phát triển quá nhanh và dậy thì sớm lúc nào không biết.
3. Thứ ba, là đồ ăn nhanh. Bất kỳ đứa trẻ nào cũng thèm kẹo, bánh, bim bim, nước ngọt. Vì sao vậy? vì nó có đường hóa học, có hương liệu kích thích, có mùi vị hấp dẫn. Và quan trọng nhất là vì “các bạn đều được ăn”.
Tâm lý con trẻ mà, nó sao biết được là cái nào độc hại, cái nào an toàn, chỉ có Cha Mẹ nó biết, nhưng Cha Mẹ nó cho nó ăn thì sao nó ngừng lại?. Bạn nghĩ xem, 1 gói bim bim 5k đồng, qua bao nhiêu khâu vận chuyển, phần lãi của người bán rong, lãi của người phân phối, lãi của người vận chuyển, và lãi của nhà sản xuất, vậy thì nguyên liệu sản xuất ra nó có đến 500đ không? Mà nếu không đến 500đ thì là thứ gì trong đó nếu không phải hương liệu và chất hóa học?
4. Thứ tư, đó là những thuốc bổ, những thực phẩm bổ sung dưỡng chất cho con. Mình nhớ có lần mình nhắn tin riêng với 1 em bán hàng cũng thân tình rằng chuyện em bán thuốc giúp cho bé ăn ngon, tăng cân nhanh có thể làm tội cho con và các bé khác, vì bất cứ thuốc gì cũng là con dao hai lưỡi, có thể bổ sung chất này sẽ hạn chế hấp thụ chất kia, gây mất cân bằng trong cơ thể con, mình bị em phản ứng.
Nghĩ lại cũng đúng thôi, vì tư tưởng của em và các Mẹ khác là muốn con tăng cân, thì họ tìm đến những giải pháp giúp con tăng cân nên họ đâu muốn nghe những ý kiến trái chiều.
Lâu lâu đọc chia sẻ cả nghìn lượt like, share về thực đơn cho con tăng cân, mình nhìn vô mà còn muốn nghẹn cổ, không hiểu các Mẹ đang nuôi heo hay nuôi con. (Ngay cả việc bổ sung men tiêu hóa cho con bằng các loại men tiêu hóa, dù là Yakul hay Probi cũng là điều cần hạn chế, mình sẽ viết bài riêng về vấn đề này sau nha. )
Còn nhiều lắm, nhưng mình nghĩ, điều quan trọng nhất chính là ở nhận thức và tâm lý của các bậc làm Cha, làm Mẹ. Đừng nghĩ vì con còn nhỏ nên con phải nhất nhất nghe lời mình. Con là một cá thể độc lập, con cũng có sự cảm nhận về cơ thể và sức khỏe của Con, nên sự chăm sóc của Cha Mẹ chỉ nên là từ yêu thương và dưới góc độ là hỗ trợ cho con, đừng nhân danh tình yêu thương mà đày đọa con.
Đừng vì sự ép buộc của mình mà làm con mất đi niềm vui trong ăn uống, mất đi sự thưởng thức những món ăn. Hãy nghĩ đến tương lai của con, sức khỏe của con, trước hết là từ SỰ TÔN TRỌNG con, thì mới có thể vững tâm được.
Thôi đổ lỗi cho hoàn cảnh, thôi lười biếng vì sự tiện dụng thì con bạn sẽ nhận được nhiều hơn là bạn nghĩ. Mình tin là thế.
Nguồn: Bs Lợi ( Bv phụ sản tw )
Hotline: 0868.599.139