Giáo Dục Phần Lan Và Những Sự Khác Biệt
Giáo dục Phần Lan góp mặt vào một trong những nền giáo dục hàng đầu thế giới, hay còn gọi là “nền giáo dục hạnh phúc”. Vậy nền giáo dục này là gì và lý giải sự thành công vượt trội của nó. Tại bài viết này Sunshine Village School sẽ giới thiệu cho bạn và phân tích sự khác biệt của nền giáo dục này nhé.
Giáo Dục Phần Lan Là Gì?
Hệ thống giáo dục Phần Lan là hệ thống giáo dục hoàn toàn miễn phí, hoàn toàn bình đẳng. Mọi người dù ở bất cứ tầng lớp và hoàn cảnh nào đều cũng có thể học tập. Đặc biệt hơn, những học sinh Phần Lan không mang gánh nặng thi cử và điểm số. Các trường sẽ chú trọng hướng dẫn và hỗ trợ cho sự phát triển của từng học sinh. Quan trọng hơn, Phần Lan không chấp nhận hành động trừng phạt học sinh vì lỗi lầm hay điểm số.
Trong bảng xếp hạng PISA (Chương trình đánh giá học sinh quốc tế), nền giáo dục Phần Lan luôn xếp thứ hạng cao ngất ngưởng trong các lĩnh vực đọc hiểu, toán, khoa học,… Tuy nhiên, Phần Lan lại không có kỳ thi chuẩn hóa, kỳ thi duy nhất thực hiện là tuyển sinh quốc gia. Nền giáo dục Phần Lan khuyến khích học sinh chủ động trong tư duy, học tập và nghiên cứu. Điều này kích thích tối đa sự tò mò, tinh thần ham học hỏi và nghiên cứu suốt đời của học sinh.
Với nền giáo dục “khác biệt” nhưng đem lại hiệu quả , Phần Lan tự hào là đất nước chiếm vị trí rất cao trong nền giáo dục tốt nhất thế giới. Khoảng cách giữa học sinh giỏi và kém tại đất nước này cũng luôn là nhỏ nhất. Để đạt được vị trí đó, liệu bạn có thắc mắc nền giáo dục này sở hữu những điểm khác biệt gì trong hệ thống giáo dục của mình?
Những Điều Tạo Nên Sự Khác Biệt
1. Nền giáo dục đề cao sự bình đẳng
Tại Phần Lan, không có bất kì sự phân biệt đối xử nào giữa các học sinh. Nền giáo dục tại đây là bình đẳng: không có lớp chọn và lớp thường, không có học sinh cá biệt, không phân biệt giữa nam và nữ,… Giáo viên sẽ đào tạo và theo dõi học sinh một cách công bằng và khách quan nhất. Càng không có sự phân biệt giữa gia cảnh của học sinh giàu hay nghèo, tất cả mọi người đều được hưởng một chế độ giáo dục như nhau.
Nền giáo dục không có sự xuất hiện của trường dành cho trẻ khuyết tật. Ngược lại, các học sinh đều được học chung trong một lớp với chương trình là như nhau. Các trường học sẽ tự điều chỉnh các chương trình giảng dạy riêng để giảm thiểu các khó khăn mà những học sinh khuyết tật phải đối mặt.
2. Nền giáo dục hoàn toàn miễn phí
Nhà nước sẽ chi trả cho mọi khoản học phí (đối với học sinh đến từ các nước EU). Phần Lan còn được biết là đất nước dành tới 12% ngân sách cho giáo dục (tiểu học, THCS, THPT, học nghề, cao đẳng, đại học, các cấp học cao hơn sau đại học…). Thêm vào đó, Phần Lan miễn hoàn toàn học phí cho các khoản sau đây:
- Sách giáo khoa, tài liệu học tập
- Các thiết bị học tập (máy tính, máy tính bảng,…)
- Xe đưa đón học sinh trong phạm vi ngoài 2 km
- Các hoạt động ngoại khóa, các tour du lịch, tham quan
- Bữa trưa
3. Thời gian nhập học muộn hơn
Khác biệt so với các quốc gia khác điển hình như Châu Á, khi phụ huynh luôn mong muốn con mình biết chữ càng sớm càng tốt để không bị thua thiệt các bạn đồng trang lứa. Tại Phần Lan, sự cạnh tranh này là không cần thiết. Độ tuổi bắt đầu vào lớp 1 tại quốc gia này là 7 tuổi, trễ hơn các quốc gia khác đến một năm. Tuy nhiên, không vì thế mà chương trình mầm non không được chú trọng, mà là đặc biệt quan tâm tại nền giáo dục Phần Lan.
“Mầm non là một phần của việc học suốt cuộc đời”. Đối với các nước khác, mầm non là chương trình học không quá cần thiết. Nhưng đối với Phần Lan, mầm non lại là bước đệm vô cùng quan trọng, còn gọi là long-lasting education, là yếu tố xây dựng nên nền tảng cơ bản của một đứa trẻ.
4. Không gánh nặng thi cử
Điểm đặc biệt tiếp theo của nền giáo dục Phần Lan chính là học sinh không phải đối diện với những kỳ thi đầy cạnh tranh và áp lực. Bài kiểm tra tiêu chuẩn bắt buộc duy nhất cho học sinh Phần Lan diễn ra sau khi hoàn thành năm cuối THPT. Tại nền giáo dục này, mỗi học sinh chỉ cần thực sự biết, hiểu câu trả lời và diễn đạt chúng thành văn.
Cách tiếp cận này phát triển mỗi học sinh khả năng tư duy phản biện và luôn tò mò về kiến thức thay vì áp lực trong học hành.
5. Tự nguyện trong nền giáo dục Phần Lan
Học sinh ở Phần Lan được thống kê có số lượng bài tập về nhà ít nhất thế giới (theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)). Trẻ hoàn toàn không chịu sự giáo dục ép buộc mà là chủ động tìm tòi tri thức và kích thích trí sáng tạo của mình. Với những yếu tố đó, mỗi học sinh hoàn toàn có thể tập trung cho con đường mình muốn hướng đến mà không gò bó trong khuôn khổ nào.
Bên cạnh đó, sau khi hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập, học sinh có thể lựa chọn các hướng đi khác nhau. Vì vậy, việc tiếp tục học lên đại học hay học nghề hoàn toàn là quyết định của học sinh và đều được tôn trọng. Theo thống kê, 25% người Phần Lan có bằng đại học hoặc bách khoa kỹ thuật. Con số tăng đến 36% trong độ tuổi từ 25 – 34.
6. Tôn trọng tính độc lập
Nền giáo dục Phần Lan thiết kế chương trình học làm sao để phát triển cá nhân học sinh. Mục đích là để xây dựng tính cách của đứa trẻ để phát triển theo chính bản thân mình, chứ không phải là phát triển theo mong muốn và kỳ vọng của người khác. Mỗi ngành nghề đều được xem trọng như nhau, việc lựa chọn ngành nghề của học sinh luôn được tôn trọng và không chịu bất cứ một sự phán xét nào.
7. Tiêu chuẩn đặt ra cho giáo viên rất cao
Nền giáo dục Phần Lan coi nghề giáo là một nghề vô cùng cao quý, và đi đôi với đó cũng là điều kiện khắt khe. Giáo viên phải được đào tạo kỹ năng nghiệp vụ và tâm lý cao. Tại bất kỳ cấp bậc nào (tiểu học, THCS, THPT, đại học…) đều cần ít nhất bằng thạc sĩ, bao gồm các nghiên cứu chuyên sâu về khoa học giáo dục và cả các môn học ở trường.
Theo Cố vấn của Cơ quan giáo dục quốc gia: “Không phải bất cứ ai cũng có thể trở thành giáo viên. Chỉ có khoảng 10% số thí sinh được tuyển chọn”. Điều này cũng đủ để minh chứng cho chất lượng tuyển chọn giáo viên, đem lại hệ thống giáo dục phát triển và tiến bộ như thế.
8. Giáo dục hướng đến hạnh phúc
Nền giáo dục Phần Lan còn được biết đến là nền giáo dục “hướng đến hạnh phúc”. Phần Lan chú trọng xây dựng tính cách con người, xây dựng nền tảng cho đứa trẻ để có một cuộc sống hạnh phúc, độc lập. Không xây dựng một con người chỉ biết “đi làm” mà là xây dựng một con người hoàn chỉnh và “biết sống hạnh phúc”.
Triết lý giáo dục Phần Lan quan tâm đến việc đào tạo giáo viên trở thành người hạnh phúc và biết cách tương tác với học sinh. Chỉ có giáo viên hạnh phúc mới nuôi dạy được một đứa trẻ trở thành công dân hạnh phúc. Những cá nhân hạnh phúc sẽ tạo nên một xã hội hạnh phúc.
Tiếp Cận Hệ Thống Giáo Dục Phần Lan Tại Việt Nam
Sunshine Village School là trường mầm non theo hướng giáo dục Phần Lan tại Việt Nam. Được thành lập bởi cô Catherine Yến Phạm – Founder của Hiệp hội Giáo dục Phần Lan tại Việt Nam (tổ chức liên kết quốc tế, đối tác của CCE – Hội đồng giáo dục sáng tạo Phần Lan và Learning Scoop – tổ chức Phần Lan hoạt động trong lĩnh vực đào tạo giáo viên và phát triển năng lực lãnh đạo sư phạm).
Đây là môi trường hình thành với phương pháp giảng dạy không áp lực, với đầy tình yêu thương và thấu hiểu trong một cộng đồng. Cũng như nên giáo dục này, trường xem chương trình mầm non là nền móng cho học tập suốt đời, hướng con đến sự “hạnh phúc” thật sự.
Tại Sunshine Village School, giáo viên lấy học sinh làm trung tâm, trên cơ sở đó phát huy tối đa tiềm năng của trẻ. Trẻ sẽ không bị so sánh, áp đặt hay khen chê, thưởng phạt. Sự tự do và thoải mái trong môi trường giáo dục sẽ khiến mỗi đứa trẻ lớn lên hiểu được chính mình, luôn đồng cảm, biết yêu thương và giúp đỡ người khác. Để trẻ lớn lên theo cách tốt nhất và toàn diện nhất chính là sứ mệnh của Sunshine Village School.
Tìm hiểu về chương trình học ở Sunshine Village School
Nếu phụ huynh muốn hướng con đến nền giáo dục tiên tiến của Phần Lan, tìm kiếm môi trường giáo dục mầm non cho trẻ hướng đến hạnh phúc, hãy để lại thông tin, bộ phận tư vấn Sunshine Village School sẽ liên hệ hỗ trợ.
Hotline: 0868.599.139